Trích theo cảm nhận “Định cư Mỹ khó hay dễ” và sự hoà nhập của người Việt – bài được viết đăng báo do một người Việt sống ở Mỹ.
“Tôi tình cờ đọc bài viết của Nguyễn Hồng Hải sống ở Canada về sự hòa nhập chậm của người Việt sống ở nước ngoài, tôi vô cùng ngạc nhiên. Tôi đang định cư ở Mỹ và có quan điểm khác hoàn toàn.
Người Mỹ đã thống kê lại tất cả những dân nhập cư trên nước Mỹ thì người dân Việt Nam có tỉ lệ hoà nhập và phát triển cao nhất. Người Mỹ lấy mốc từ năm 1975 đến nay, họ nhận xét rằng, người Việt Nam dù trước đó đã phải trải qua quá trình định cư Mỹ khó hay dễ, ở bất cứ lãnh vực nào, như là khoa học gia (rất nhiều người Việt Nam làm trong NASA), rồi bác sĩ nhiều vô kể (khi bạn vào bệnh viện bất kỳ nào trên nước Mỹ bạn sẽ gặp bác sĩ người Việt Nam) , rồi luật sư, thấp hơn một chút là dược sĩ, rồi kỹ sư…. đều có sự hoà nhập cuộc sống đáng kinh ngạc.
Người Việt mình có đức tình cần cù, nhẫn nại và nghị lực nên họ dù sống trong hoàn cảnh thiếu thốn về vật chất , về ngoại ngữ nhưng họ đều cố gắng vượt qua và đã thành công trong sự nghiệp ở Mỹ. Tôi đã chứng kiến rất nhiều mảnh đời như một người phụ nữ đã 50 tuổi vừa làm nội trợ, trông 5 đứa cháu nội, ngoại, tiếng Anh không giỏi lắm vậy mà bà ta vẫn cắp sách đền trường học 3 năm và hoàn tất bằng AA (trình độ 2 năm) về computer và đi làm ở Microsoft. Hoặc như một cô gái 30 tuổi học học bác sĩ 10 năm sau thành bác sĩ về thận, và vô số những ông chồng vừa làm fulltime, học fulltime lấy được bằng kỹ sư mặc dù có người học 6 năm lấy bằng kỹ sư (trình độ 4 năm) , nhưng cũng có người 10 năm mới học xong lấy bằng 4 năm.
Tóm lại khi một người Việt sống ở Mỹ trong 5 năm mà lấy được bằng cấp 2 năm, và trong 10 năm mà lấy được bằng cấp 4 năm thì xem như người đó đã thành công. Số người thành công nhiều vô kể bạn ạ. Vì họ luôn nhận thức được rằng, muốn có cuộc sống sung túc, con cái có điều kiện học tập trên nước Mỹ thì chỉ có một con đường duy nhất là đến trường và học có một tấm bằng , vì khi bạn có trình độ thì tiền lương cũng sẽ tăng theo mức trình độ của bạn.
Khi bạn đạt chân vào hãng Microsoft bạn sẽ thấy rất nhiều triệu phú người VN, hoặc rất nhiều người Việt sống ở Mỹ, trong những căn nhà có giá trị trên 1 triệu USD là chuyện bình thường. Hoặc khi bạn đi vào những nơi ở dành cho tài tử (như Becohill ở Cali) hoặc những khu nhà dành riêng cho tỉ phú, thì chắc chắn bạn sẽ thấy có nhà người VN mình ở đó.
Nếu người VN mình không phấn đấu để hòa nhập vào xã hội thì làm sao mình có địa vị đến ngày hôm nay, rồi đến từng lớp con cháu người VN hiện giờ còn phát triển nhanh hơn nữa. Và hiện giờ tại các trường đại học ở Mỹ (kể cả trường nổi tiếng như Harvard, Colombia) có người giáo viên VN dạy là chuyện bình thường.
Ở những thành phố lớn tập trung nhiều người Việt sống ở Mỹ tại các tiểu bang Cali, Texas, Washington State, đều có những hội đoàn của người VN tổ chức để giúp đỡ lẫn nhau…
Tất nhiên trong một xã hội có người thành công về con đường học vấn thì cũng có người không thành công. Nhưng không phải những người không có học là họ không hòa nhập được vào cuộc sống, cũng có những người Việt không đi học nhưng họ vẫn giao tiếp được tốt tiếng Anh, vì định cư tại Mỹ, sinh sống và làm việc với người bản xứ thì tự nhiên bạn sẽ nhận thức nhanh về ngoại ngữ và hòa nhập nhanh, vì nếu không hiểu người Mỹ nói gì làm sao bạn làm việc được.
Và tôi chỉ kết luận một từ là : tôi nghiêng mình khâm phục ý chí của người Việt sống trên nước Mỹ, họ đã đối đầu với gánh nặng mưu sinh gia đình, với vốn ngoại ngữ Anh văn nghèo nàn….. và họ vượt qua tất cả .
Vài lời nhận xét của tôi về sự thành công của người Việt trên xứ người.”
Nếu như ngày xưa cánh cửa nhập cư còn quá khép kín, ước mơ đến Mỹ gần như không thể thực hiện được thì ngày nay chương trình EB-5 đã hoàn toàn hợp pháp hoá việc thu hút các nhà đầu tư quốc tế có nhu cầu lấy thẻ xanh định cư vĩnh viễn cho cả gia đình. Việc cần làm là các nhà đầu tư phải biết cách nắm bắt cơ hội, chọn con đường đúng đắn để có được cuộc sống đáng mơ ước cho cả gia đình trên đất Hoa Kỳ. Vậy với câu hỏi Định cư Mỹ khó hay dễ, mối e ngại về khả năng hoà nhập vào cuộc sống tại quốc gia phát triển – đến đây hẳn ai cũng có được câu trả lời cho mình, phần nào đã được thể hiện trong cảm nhận của bài viết trên.
NVS