Trang tin tức chuyên cung cấp và phân tích thông tin lĩnh vực Đầu tư Định cư – IMI vừa cho ra mắt danh sách các tiêu chí để đánh giá tính minh bạch của một chương trình Đầu tư Định cư. Theo tiêu chí đánh giá này thì Malta là quốc gia sở hữu chương trình Đầu tư Định cư minh bạch nhất thế giới, theo sau là Caribbean.
Tiêu chí đánh giá tính minh bạch chương trình Đầu tư Địch cư
IMI là đơn vị đầu tiên lập danh sách các tiêu chí để đánh giá tính minh bạch của chương trình Đầu tư Định cư. Theo đơn vị, hiện tại để tìm kiếm các báo cáo cũng như số liệu của các chương trình là rất khó. Do đó, việc lập nên các tiêu chí này sẽ giúp cho các chương trình ngày càng hoàn thiện hơn. Đồng thời cũng giúp giải quyết những chỉ trích đang tồn tại trong ngành di trú.
IMI đã liệt kê 33 tiêu chí để đánh giá tính minh bạch của một chương trình Đầu tư Định cư. Để tiện phân tích, đơn vị này đã gom và chia 33 tiêu chí này thành 5 nhóm tiêu chí lớn như sau:
- Nhóm 1: Tần suất báo cáo
- Nhóm 2: Mức độ cụ thể của số liệu hồ sơ
- Nhóm 3: Mức độ chi tiết của dữ liệu tài chính
- Nhóm 4: Thông tin về lịch sử phát triển của chương trình
- Nhóm 5: Mức độ đảm bảo tính minh bạch từ phía chính phủ
Nhóm 1: Tần suất báo cáo dữ liệu
Tiêu chí tần suất báo cáo dữ liệu được IMI chia làm 5 mức độ. Trong đó, đối với các quốc gia công bố dữ liệu đều đặn mỗi tháng được IMI đánh giá cao nhất và đạt tính minh bạch 100%. Ngược lại, các quốc gia không có kế hoạch công bố số liệu từ trước đến nay sẽ có mức độ về tính minh bạch thấp nhất.
Theo nhóm tiêu chí này thì trong 13 chương trình Đầu tư Định cư, không có một chương trình nào đạt được mức điểm tối đa. Thay vào đó, chương trình Đầu tư Định cư Grenada với tần suất công bố báo cáo thường xuyên hàng quý đạt 80% – cao nhất trong tất cả 13 chương trình. Kế theo sao là Malta với 40%.
Campuchia, Bắc Macedonia và Ai Cập là 3 chương trình có chỉ số minh bạch 0% vì chưa từng công bố dữ liệu.
Nhóm 2: Mức độ cụ thể của số liệu hồ sơ
Trong từng báo cáo về chương trình, quốc gia nào công bố càng đầy đủ các số liệu bên dưới thì sẽ càng được đánh giá cao về tính minh bạch. Dựa theo sự quan trọng của mỗi số liệu, IMI có quy ra số điểm cho từng hạng mục:
- Số hồ sơ đương đơn chính tham gia: 2 điểm
- Số hồ sơ đương đơn chính được phê duyệt: 2 điểm
- Số hồ sơ người phụ thuộc tham gia: 1 điểm
- Số hồ sơ người phụ thuộc được phê duyệt: 1 điểm
- Số người phụ thuộc trung bình trên mỗi đương đơn chính: 1 điểm
- Số hồ sơ bị từ chối: 2 điểm
- Số hồ sơ tham gia theo quốc gia: 2 điểm
- Số hồ sơ được phê duyệt theo từng quốc gia: 2 điểm
- Số hồ sơ bị từ chối theo từng quốc gia: 2 điểm
- Số người phụ thuộc trung bình trên mỗi đương đơn chính tính theo các quốc gia: 1 điểm
Trong nhóm tiêu chí về mức độ chi tiết của báo cáo, Saint Lucia được đánh giá có mức minh bạch cao nhất với 63%. Malta và Grenada cùng đứng thứ 2 với mức minh bạch 56%.
Sở dĩ, Saint Lucia có thể vượt qua Malta – được xem là quốc gia có chương trình Đầu tư Định cư “kiểu mẫu” trong nhóm tiêu chí 2 là vì đã cung cấp rõ ràng về số liệu quốc tịch của các Nhà Đầu Tư tham gia. Trong khi đó, Malta lại không có số liệu cho hạng mục này.
Nhóm 3: Mức độ chi tiết dữ liệu tài chính
Sự chi tiết về số liệu tài chính cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá về tính minh bạch của một chương trình Đầu tư Định cư. Tương tự như số liệu hồ sơ, IMI cũng quy ra số điểm cho từng tiêu chí. Cụ thể:
- Tổng tiền đầu tư: 2 điểm
- Tổng chi phí nộp cho chính phủ: 2 điểm
- Tổng tiền quyên góp: 2 điểm
- Tổng hồ sơ của từng lựa chọn đầu tư và quốc tịch nhà đầu tư: 1 điểm
- Tổng hồ sơ của từng lựa chọn đầu tư: 2 điểm
- Trung bình số tiền đầu tư: 1 điểm
- Chi tiết về việc giải ngân/giữ lại dòng vốn từ chương trình của chính phủ: 2 điểm
- Trung bình số tiền đầu tư theo quốc tịch nhà đầu tư: 1 điểm
Ở nhóm 3 này, Malta tiếp tục giữ vị trí “quán quân” với mức độ minh bạch là 92%. Sở dĩ, Malta không thể đạt được % tối đa là do quốc gia này không có số liệu về tổng hồ sơ dựa trên quốc tịch của nhà đầu tư và trung bình số tiền đầu tư theo quốc tịch nhà đầu tư.
Điều đáng lưu ý trong nhóm tiêu chí minh bạch này, có đến 8/13 quốc gia đạt mức độ % từ 0 – 15%. Điều này cho thấy, chính phủ các nước chưa thực sự “cởi mở” trong việc công bố các số liệu liên quan đến tài chính.
Nhóm 4 – Thông tin về lịch sử phát triển của chương trình
Malta và Saint Lucia là 2 quốc gia sở hữu chương trình Đầu tư Quốc tịch đạt điểm tối đa về tính minh bạch dựa theo các tiêu chí nhóm 4. 2 quốc gia này đã công bố thông tin, dữ liệu vô cùng rõ ràng về lịch sử phát triển của chương trình, kể từ khi được ban hành.
Nhóm 5 – Mức độ đảm bảo tính minh bạch từ phía chính phủ
Mức độ đảm bảo tính minh bạch từ chính phủ được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí nhỏ bên dưới:
- Danh sách chi của chính phủ cho các tổ chức tư nhân
- Những điều khoản hẹn làm việc với người đại diện được công bố rõ ràng
- Công bố rộng rãi danh sách người đại diện chính thức của chương trình
- “Danh sách đen” những người đại diện thiếu uy tín
- Những bản báo cáo được một cơ quan độc lập thực hiện
Đánh giá trên các tiêu chí này thì Malta tiếp tục đứng đầu về độ minh bạch và đạt mức tối đa 100%. Theo sau là chương trình đầu tư quốc tịch Saint Kitts & Nevis, Dominica, và Saint Lucia.
Tổng kết đánh giá từ 5 nhóm tiêu chí trên, chương trình Đầu tư Định cư Malta dẫn đầu về mức độ minh bạch với 86%. Saint Lucia và Grenada đứng vị trí thứ 2 và thứ 3 với mức độ minh bạch lần lượt là 71% và 67%.
Dù các tiêu chí và bảng xếp hạng mang tính chất tham khảo nhưng dù sao đây là những thông tin vô cùng bổ ích. Các Nhà Đầu Tư có thêm tham khảo để đưa ra quyết định về việc lựa chọn 1 chương trình Đầu tư Định cư an toàn.
Để được tư vấn rõ hơn về ưu, nhược điểm của từng chương trình. Cũng như chương trình nào sẽ an toàn và phù hợp nhất với gia đình Quý Nhà Đầu Tư, hãy liên lạc với NVS theo hotline 0914.137.699 để được các chuyên viên di trú của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
- Số đại diện cấp phép từ Sở Di Trú Malta: AKM-DEST 21