Site icon Đầu Tư Định Cư Mỹ, Canada, Châu Âu

TIẾN TRÌNH BẢO LÃNH ĐỊNH CƯ CANADA

đầu tư định cư Canada

Đầu tư định cư Canada là hướng đi mới giúp cả gia đình bạn có cơ hội sở hữu quốc tịch thứ 2. Nhưng cùng nhìn lại tiến trình làm hồ sơ bảo lãnh cho những ai đang quan tâm nhé.

Tiến trình bảo lãnh đầu tư định cư Canada

Thông thường thủ tục xin nhập cư theo diện bảo lãnh được hoàn tất ở nước ngoài nơi thân nhân được bảo lãnh cư ngụ. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt,  nếu thân nhân đã ở trong Canada, họ có thể hoàn tất thủ tục xin nhập cư ở trong Canada.

Để lấy đơn xin bảo lãnh, quý vị có thể gọi 1-888-242-2100 yêu cầu sở di trú gởi đơn cho mình.

Đơn cũng có thể in ra từ trang mạng www.cic.gc.ca. Một số đơn phải điền và gửi nộp, một số khác phải điền trên mạng.

Điều quan trọng là phải hoàn tất các mẫu đơn một cách chính xác và thành thực. Che giấu thông tin và gian dối sẽ dẫn đến bị điều tra và trì trệ lâu dài.

Mẩu đơn xin bảo lảnh cho vợ chồng, người bạn đời sống chung, tình nhân và con phụ thuộc khác với mẩu đơn bảo lãnh các thân nhân khác trong diện đoàn tụ. Mỗi loại đơn đều được kèm phần thông tin hướng dẩn giúp điền đơn và danh sách các tài liệu cần nộp kèm. Quý vị phải dựa vào danh sách này để gởi đầy đủ giấy tờ cần thiết để tránh hồ sơ bị trả lại hoặc trì hoãn.

1.  Thủ tục bảo lãnh thân nhân ở hải ngoại

Tập hồ sơ xin bảo lãnh thân nhân ở hải ngoại bao gồm tất cả các mẩu đơn dành cho người bảo lãnh và người thân nhân xin nhập cư để hoàn tất và ký tên rồi mới gửi đến Trung Tâm Xử Lý Hổ Sơ ở Mississauga (Case Processing Centre (CPC).  

Đây là nơi xét đơn sơ bộ để xem đơn có hoàn tất đầy đủ và người bảo lãnh có hội đủ điều kiện bảo lãnh không. Nếu người bảo lãnh không đủ điều kiện, thì họ sẽ đóng hồ sơ, giữ lại $75 và hoàn trả số tiền còn lại cho người xin bảo lãnh.  

Đương sự có quyền yêu cầu hồ sơ được tiếp tục xúc tiến dù không đủ tiêu chuẩn. Nếu hồ sơ đủ tiêu chuẩn hoặc được tiếp tục xúc tiến theo yêu cầu, thì sẽ được chuyển đến lãnh sự quán Canada nơi người xin nhập cư đang sống để tiếp tục hoàn tất thủ tục xin nhập cư.

Văn phòng Lãnh sự quán

Sau khi hồ sơ được chuyển đến Văn phòng lãnh sự quán để hoàn tất thủ tục xin nhập cư, sau khi xem xét các tài liệu trong hồ sơ có đúng tiêu chuẩn và yêu cầu đương sự cung cấp các giấy tờ cần thiết, đương sự sẽ được yêu cầu khám sức khỏe và điều tra kỷ lục phạm tội.

Đôi khi đương sự sẽ được mời đến văn phòng lãnh sự quán để được phỏng vấn nếu viên chức cần bổ túc thêm chi tiết về vấn đề bảo lãnh. Trong trường hợp bảo lãnh vợ chồng có hôn thú hoặc sống chung, lãnh sự quán đôi khi có nghi vấn về sự chân thật của mối quan hệ. Điều quan trọng là phải chuẩn bị tốt cho cuộc phỏng vấn.  Họ thường dùng phương pháp chất vấn hỏi cung rất dể gây lo sợ.  

Đương sự thường bị hỏi cung về sự hiểu biết của họ đối với cuộc sống của người bảo lãnh ở Canada, những mối quan hệ củ, cá tính của người bảo lãnh cũng như cái chi tiết về mối quan hệ hiện nay.   Quan chức lãnh đòi hỏi câu trả lời chính xác và cặn kẻ mà không chấp nhận các câu trả lời có tính cách chung.  

Những chi tiết cung cấp trong cuộc phỏng vấn sẽ được kiểm chứng và so sánh với những gì đã khai trên mặt giấy tờ và đơn từ trước đó, nhất là những chi tiết kê khai về mối quan hệ trong mẩu đơn kê khai hôn phối và sống chung của người bảo lãnh.  Do đó, tài liệu cung cấp phải rỏ ràng, minh bạch, cặn kẻ và không mâu thuẩn.  

Quý vị nên nộp cho lãnh sự quán các chứng cớ về sự qua lại để chứng minh sự mật thiết và chân thật của mối quan hệ bao gồm hóa đơn điện thoại, thư từ qua lại cùng các bì thư, thư tín qua mạng vi tính, cạc điện thoại viễn liên, thiệp tặng, hình ảnh, cùi gửi tiền và cùi vé máy bay v.v.

Sau khi tất cả thủ tục hoàn tất và hợp lệ. Lãnh sự quán sẽ thông báo quyết định cấp giấy tờ nhập cư và gửi cho đương sự giấy xác minh thường trú dân (confirmation of Permanent resident) dùng để nhập cảnh. Lúc nhập cảnh, nhân viên di trú sẽ xác minh lại các chi tiết trong giấy xác minh thường trú và cho phép đương sự nhập cảnh. Đương sự sẽ phải cung cấp địa chỉ của mình cho hải quan để họ gửi thẻ thường trú đến nhà trong vòng 4 đến 5 tuần.  Đương sự có thể đi làm hay đi học ngay sau khi nhập cảnh.

Diện bảo lãnh vợ chồng hợp pháp hay sống chung là diện ưu tiên, cho nên thời gian xúc tiến hồ sơ nhanh hơn những loại xin nhập cư khác như là diện nhân tài.  Nếu hồ sơ bị trục trặc hay bị bác, quý vị nên tư vấn luật sư có kinh nghiệm trong lãnh vự di trú hay cơ quan pháp trợ cộng đồng càng sớm càng tốt để tránh quá hạn bổ túc tài liệu hay xin kháng cáo.

2. Thủ tục bảo lãnh vợ chồng có hôn thú hoặc sống chung ở trong Canada 

Đơn bảo lảnh đoàn tụ gia đình thông thường phải hoàn tất ở nước ngoài nơi thân nhân cư ngụ. Nhưng trong một số trường hợp ngoại lệ, hồ sơ có thể xúc tiến và hoàn tất ở trong Canada.

a. Diện vợ chồng có hôn thú hay sống chung  

Nếu người vợ hay chồng có hôn thú hay sống chung, hoặc các con phụ thuộc của người bảo lãnh đang sống trong Canada, thì thủ tục xin bảo lãnh và nhập cư cho những thân nhân này có thể xúc tiến và hoàn tất trong nội địa. Trong các mẩu đơn xin bảo lãnh sẽ có mẩu đơn kê khai về quan hệ vợ chồng giữa người bảo lãnh và đương sự. Đơn này phải được điền kỷ càng và cặn kẻ. Đồng thời, tất cả những chứng cớ, giấy tờ có thể chứng minh được sự chân thật của mối quan hệ giữa người bảo lãnh và đương sự đều nên nộp kèm với đơn.

Quyết định chấp thuận hay bác đơn là tùy vào sở Di Trú Canada có tin sự chân thật của mối quan hệ này hay không.  Nếu hồ sơ được chấp thuận, đương sự có thể xin chiếu khán đi làm hay đi học tạm trong lúc chờ hồ sơ nhập cư xúc tiến và hoàn tất. Đương sự phải tiếp tục gia hạn chiếu khán đến khi tư cách thường trú được cấp.

Sau khi đương sự thông qua khám sức khỏe, thì có thể xin Bảo Hiểm Y Tế Ontario (OHIP). Một khi có tư cách thường trú, thì đương sự có quyền cư ngụ, đi làm hay đi học hợp pháp ở Canada và tiếp tục được bảo hiểm y tế.

b. Xin thường trú theo diện nhân đạo

Diện này dành cho những trường hợp vợ hay chồng có hôn thú hay sống chung nhưng không đủ tiêu chuẩn để xin bảo lãnh nhập cư trong nội địa, hoặc không đủ tiêu chuẩn được xin nhập cư dưới các diện di trú khác.

Các trường hợp xin nhân đạo thường là những trường hợp xin tị nạn bị bác, đương sự đã ở tại Canada nhiều năm và đã hòa nhập vào cuộc sống ở Canada, hoặc trường hợp cha mẹ đến Canada thăm con nhưng vì một số lý do nào đó, họ không thể chia cách với con để trở về nguyên quán vì sự chia cách này sẽ gây khó khăn cho bản thân họ hoặc gia đình đứa con.
Để xin nhân đạo thành công , đương sự phải thuyết phục được sở di trú Canada đồng tình với hoàn cảnh cá nhân đặc biệt của mình, những khó khăn mà mình phải đối mặt là bất thường, không xứng đáng và không cân xứng nếu bị buộc phải trở về nguyên quán để xin nhập cư từ bên ngoài Canada.  

Đương sự nên cung cấp càng nhiều chi tiết càng tốt về sự khó khăn này. Đơn xin nhân đạo rất phức tạp nhưng rất chủ quan so với những diện di trú khác, viên chức di trú chỉ dựa vào các tài liệu trình trong đơn để làm quyết định.

Những yếu tố các viên chức di trú sẽ xem xét khi đưa ra quyết định bao gồm thời gian cư trú ở Canada (càng lâu càng tốt), sự hòa nhập vào đời sống ở Canada, lý do không thể rời Canada có phải ngoài tầm kiểm soát của đương sự, công ăn việc làm ổn định (có thu nhập ổn định), tay nghề ở Canada, trình độ Anh Pháp ngữ, sự hòa nhập vào xã hội, những hoạt động từ thiện và thiện nguyện trong cộng đồng, xã hội và lĩnh vực tôn giáo, thân nhân và gia đình ở Canada, tình trạng tài chánh ở Canada (tiền tiết kiệm trong ngân hàng, tiết kiệm hưu trí (RRSP), những khó khăn cho gia đình ở Canada nếu đương sự bị buộc phải xuất cảnh và sự ảnh hưỡng đến quyền lợi của trẻ em nếu phải rời Canada.

Đơn xin nhân đạo chia ra làm hai phần để xử lý, phần đầu tiên là đánh giá để xác định xem các dữ kiện nêu ra trong đơn có đạt tiêu chuẩn được miễn các qui định thông thường và được đặc quyền xúc tiến xin nhập cư trong nội địa hay không.

Phần thứ nhì là xét xem người nộp đơn có đáp ứng các yêu cầu về kỷ lục hình sự, an ninh và sức khỏe mà tất cả ai xin nhập cư đều phải đáp ứng trước khi được cấp tư cách thường trú. Nếu hồ sơ được chấp thuận ở phần đầu tiên, thì đương sự đủ tiêu chuẩn để xin giấy phép đi làm hay đi học tạm chờ hồ sơ nhập cư hoàn tất.
Đơn xin nhân đạo không thể đông lạnh hay ngăn chận lệnh trục xuất của Bộ Di Trú áp dụng cho những người cư ngụ phi pháp ở Canada. Bộ Di Trú vẩn có thể tiếp tục thi hành lệnh trục xuất trong thời gian chờ đợi kết quả của đơn xin nhân đạo. Nếu bị lệnh trục xuất, quý vị nên tìm tư vấn pháp lý ở cơ quan pháp trợ cộng đồng hay luật sư về lỉnh vực di trú càng sớm càng tốt.
Nếu có người đứng ra bảo lãnh kèm theo đơn xin nhân đạo là có lợi nhưng không cần thiết. Ví dụ như cha mẹ đang ở trong Canada muốn được con bảo lãnh ở lại, nếu con đủ tiêu chuẩn bảo lãnh thì có thể xin bảo lãnh kèm với đơn xin nhân đạo của cha mẹ.

Có người bảo lãnh là yếu tố tích cực, nhưng viên chức di trú vẩn phải xét các dử kiện khác trong hồ sơ để quyết định.  Quyết định về đơn nhân đạo rất chủ quan và chỉ dựa vào tài iệu trình nộp trong đơn, việc tốt nhất là nên tư vấn pháp lý ở cơ quan pháp trợ cộng đồng hay luật sư về lỉnh vực di trú để chuẩn bị cho hồ sơ xin nhân đạo.

3. Lệ Phí xin Bảo Lãnh

Tiền lệ phí áp dụng đồng nhất cho bất cứ các loại bảo lãnh xúc tiến ở hải ngoại hoặc trong Canada. Giá lệ phí xin bảo lãnh là:

Nếu người bảo lãnh xin rút hồ sơ trước khi được xét duyệt bởi Trung Tâm Xử lý Hồ Sơ – Case Processing Centre (CPC) – thì họ sẽ phải mất $75 tiền lệ phí hồ sơ và chỉ được hoàn trả lại phần tiền còn lại. Tiền lệ phí nhập cư có thể nộp kèm với đơn xin nhập cư của đương sự và người phối ngẩu đi kèm có thể nộp theo đơn khi xin hay trước khi chiếu khán nhập cư được cấp. Nếu hồ sơ bị bác, số tiền này sẽ được trả lại hoàn toàn.

4. Quyền Khiếu Nại

Nếu hồ sơ lãnh thân nhân bị bác, người bảo lãnh có 30 ngày từ ngày nhận được quyết định để xin khiếu nại đến Bộ Khiếu Nại Di Trú (Immigration Appeal Division-IAD). IAD có thẩm quyền lật lại quyết định trước đó.  Quyết định của Bộ Di Trú được gửi cho người bảo lãnh kèm với đơn xin kháng cáo và địa chỉ của IAD. Việc kháng cáo là vấn đề pháp lý phức tạp. Quý vị nên tư vấn luật sư trong lãnh vực di trú hay cơ quan pháp trợ trước khi khiếu nại. Nếu hồ sơ kháng cáo bị bác, người bảo lãnh có thể xin phúc thẩm tư pháp ở tòa Liên Bang Canada.

Nếu đơn xin khiếu nại bị bác vì các đương sự hoặc người bảo lãnh phạm tội hình sự nghiêm trọng (có tiền án phạm tội hình sự ở Canada với án tù 6 tháng trở lên hay có tiền án phạm tội ở nước ngoài nhưng án tội chiếu theo luật Hình Canada sẽ có bản án tối đa 10 năm) hoặc tham gia tổ chức tội phạm, vi phạm nhân quyền và quốc tế hoặc đe dọa an ninh quốc gia, thì người bảo lãnh không thể kháng cáo để IAD mà phải trực tiếp nộp đơn xin phúc thẩm tư pháp đến Tòa án Liên bang.

Để biết thêm chi tiết về thủ tục khiếu nại di trú, xin xem quyển tài liệu có tựa đề Quyền lợi và thủ tục khiếu nại về di trú.

5. Hủy Bỏ Bảo Lãnh

Nếu hủy bỏ trước khi thân nhân được cấp tư cách thường trú: 

Việc hủy bỏ bảo lãnh có thể xảy ra khi quan hệ giữa người bảo lãnh và thân nhân được bảo lãnh đổ vở. Khi người bảo lãnh xin hủy đơn bảo lãnh thì đương sự được bảo lãnh đang ở trong Canada nên tư vấn luật sư di trú hoặc trung tâm pháp trợ cộng đồng khi hồ sơ xin nhập cư bị đình chỉ xúc tiến và được yêu cầu rời Canada.

Đương sự vẫn còn có cơ hội xin nhập cư theo diện nhân đạo cho dù vấn đề bảo lãnh bị hủy và có thể đương sự từng bị người bảo lãnh ngược đãi về tình dục, thể chất và tinh thần. Các yếu tố đi kèm có thể là sự thành tựu và hội nhập vào cuộc sống ở Canada sau một thời gian sinh sống ở đây, công ăn việc làm, trình độ ngôn ngử, thân nhân ở Canada và quyền lợi của trẻ em bị ảnh hưởng trong việc hủy đơn bảo lãnh.

Nếu quan hệ đổ vở sau khi thân nhân đã có tư cách thường trú: 

Sự đổ vỡ quan hệ giửa người bảo lãnh và đương sự được bảo lãnh sau khi tư cách thường trú đã cấp, thì sự đổ vỡ sẻ không ảnh hưỡng đến tư cách thường trú cho dù người bảo lãnh thông báo cho sở di trú biết về sự đổ vở này. Nhưng, trong một số trường hợp, Nếu sở di trú tin rằng có sự lừa gạt trong vấn đề xin nhập cư, thì họ có thể điều tra người nhập cư và có thể dẩn đến thu hồi tư cách thường trú và trục xuất khỏi Canada. Nếu trong trường hợp này thì nên tư vấn luật sư di trú và cơ quan pháp trợ cộng đồng.

Trợ cấp xã hội trong nhiệm kỳ bảo lãnh:

Người được bảo lãnh không tự động mất quyền hưỡng trợ cấp xã hội. Trong luật hiện hành ở tỉnh bang Ontario, những người xin trợ cấp trong thời gian nhiệm kỳ bảo lãnh chưa hết hạn có trách nhiệm đòi người bảo lãnh cung cấp tài trợ hay nuôi mình.  Nếu không, họ sẽ bị từ chối. Nếu người bảo lãnh không chịu nuôi thì họ mới được lãnh trợ cấp xã hội.

Đòi người bảo lãnh hoàn tiền trợ cấp xã hội:

Khi đương sự được bảo lãnh nhận tiền trợ cấp xã hội trong nhiệm kỳ bảo lãnh, theo luật hiện hành ở tỉnh bang Ontario, bộ xã hội sẻ tích cực đòi người bảo lãnh hoàn trả số nợ này bất luận tình trạng tài chánh của họ như thế nào.  Bộ Xã Hội sẽ thông báo cho sở di trú biết về sự bội ước bảo lãnh và người bảo lãnh sẽ cấm không được bảo lãnh bất kỳ ai cho đến khi hoàn trả lại toàn số tiền mà thân nhân họ đã nhận từ Bộ Xã Hội trong thời kỳ bảo lãnh.

Nơi nào có thể tìm giúp đở?

Quý vị nên tìm luật sư. Nếu không biết tìm ai, quý vị có thể tham khảo trong trang vàng của sổ điện thoại dưới mục “lawyers” hoặc liên lạc với Dịch Vụ Giới Thiệu Luật Sư của Hội Công Chứng Luật Sư tại số điện thoại 1-800-268-8326 để xin danh sách luật sư trong lĩnh vực di trú.
Nếu không có khả năng mướn luật sư, quý vị có thể xin pháp trợ. Liên lạc với cơ quan pháp trợ ở Ontario ở trang trắng của sổ điện thoại dưới mục “legal aid” hoặc cơ pháp pháp trợ cộng đồng trong khu vực dưới mục “legal clinic” hoặc vào trang mạng www.legalaid.on.ca

Những cơ quan cung cấp dịch vụ cho cộng đồng Việt Nam:

Hội Người Việt Toronto

Văn phòng chính: 1364 Dundas West, Toronto, Ontario, điện thoại: 416536-3611

Văn phòng chi nhánh: 3585 Keele Street, Unit 13, Northyork, Ontario, điện thoại: 416-636-8887
Hội Phụ Nữ Việt Nam Toronto

1756 St. Clair Avenue, Toronto, Ontario,điện thoại:416-539-0152 SEAS Centre

606 Gerrard Street East, Toronto, Ontario M4A 1Y3 điện thoại: 416-466-8842
Woodgreen Community Centre

815 Danforth Ave. Suite 300,Toronto, ON M4J 1L2
điện thoại: 416-645-6000 ext 2165

Tài liệu này chỉ cung cấp thông tin tổng quát. Mỗi trường hợp đều khác nhau và luật pháp có thể thay đổi. Nếu quý vị có vấn đề luật pháp, xin tư vấn với luật sư hay liên lạc với trung tâm pháp trợ cộng đồng trong khu vực để được giúp đở.

Đầu tư định cư Canada và những thông tin đáng quan tâm.

NVS – Đầu Tư Quốc Tế sưu tầm

Exit mobile version