Khi di trú Mỹ hãy học cách hòa nhập với văn hóa Mỹ

Di trú Mỹ sẽ luôn có những bỡ ngỡ ban đầu. Sự khác biệt về văn hóa cũng như cách ứng xử giữa người Mỹ và người Việt tạo nên một rào cản. Tìm hiểu trước về văn hóa là một điều cần thiết nên làm trước khi di trú Mỹ.

Khi di trú Mỹ, bạn cần phải hiểu rõ đất nước sở tại

Hoa Kỳ là một nước đông dân và đa dạng về chủng tộc do vậy cũng thật khó để định hình ra một văn hóa đặc trưng. Nhưng ở họ cũng có những điểm chung mà bạn cần nắm rõ để hòa nhập, những chia sẻ dưới đây có thể giúp bạn phần nào khỏi bị bỡ ngỡ khi đặt chân lên đất Mỹ.

Ngày đầu di trú Mỹ sốc văn hóa là chuyện hết sức bình thường. Văn hóa Mỹ cũng giống như các nước phương Tây, rất khác với văn hóa Á Đông. Để hòa nhập vào cộng đồng, chúng ta cần tìm hiểu những nét đặc trưng để mở rộng tầm nhìn và hoà đồng dễ hơn vào môi trường sống mới. Do đó cách nhanh nhất để hòa nhập và vượt qua cú “shock” văn hóa trong môi trường định cư mới chính là trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về văn hóa, xã hội và con người nước bạn.

Hãy cố gắng bắt chuyện với những người bản xứ mà bạn biết để tìm đến những kinh nghiệm cũng như giải thích về khác biệt về văn hóa. Người Mỹ khá hòa đồng và thoải mái. Do vậy bạn hãy cứ mạnh dạn bắt chuyện với họ và tự tin gia nhập vào cộng đồng.

Sự khác biệt khi chào hỏi giữa người Mỹ và người Việt

Ở Mỹ, người dân thường chào nhau bằng những cử chỉ rất gần gũi như ôm hoặc hôn má tùy theo độ thân mật hoặc trong các mối quan xã giao thì những cái bắt tay luôn là cách chào nhau lịch sự và văn minh nhất.

Trong khi ở Việt Nam – một nước Á Đông khá cẩn trọng trong giao tiếp xã hội nên cách chào hỏi cũng trở nên phức tạp hơn tùy theo mối quan hệ.

Việc chào hỏi ở Mỹ khá là thoải mái, hãy nở một nụ cười và giới thiệu tên của mình. Mọi người thường bắt tay, thậm chí chỉ cần nói “Hello” là có thể bắt đầu cuộc trò chuyện. Người Mỹ thường rất thẳng thắn trong giao tiếp. Đó không phải là thô lỗ mà họ chỉ muốn đi thẳng vào vấn đề hơn là lãng phí thời gian mà thôi.

Phong cách ăn mặc cũng là một vấn đề đáng lưu tâm khi di trú Mỹ

Người phương Đông thường câu nệ chuyện hình thức. Nhưng ở phương Tây thì có vẻ thoái mái hơn. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy cách ăn mặc của sinh viên khi đến trường đấy. Các bạn trẻ ấy rất phóng khoáng và tự do với gu thời trang hiện đại, năng động. Nhưng nếu bạn chuẩn bị đến một buổi phỏng vấn thì bạn hãy ăn mặc lịch sự nhé!

Di trú Mỹ, hòa nhập văn hóa ứng xử cộng đồng.

Tiếng xin lỗi và cám ơn luôn được sử dụng nơi công cộng như siêu thị, nhà hàng, xe buýt,…

– Khi lên xuống xe buýt, hành khách chào tài xế và ngược lại.

– Khi vào cửa bất cứ nơi nào bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những hình ảnh như:

Người đi trước đứng lại giữ cửa cho những người đi sau bước vào xong mới đến phiên mình. Và người đi sau luôn nói tiếng cám ơn người đã giữ cánh cửa cho mình đi vào. Đặc biệt là khi đi thang máy, hình ảnh đẹp đẽ này diễn ra thường xuyên. Nhìn có vẻ bình thường nhưng đó là phép lịch sự tối thiểu thường ngày của người Mỹ.

– Khi có sự cố va chạm xảy ra thì lời xin lỗi luôn được vui vẻ chấp nhận. Mọi người luôn nhường nhịn nhau trong giao tiếp, nhất là xếp hàng theo thứ tự không bao giờ chen lấn giành chỗ cho dù bạn là ai.

Nói lời cảm ơn hay xin lỗi ở những nơi công cộng khiến bạn trở nên lịch thiệp hơn. Tất nhiên cũng gây được ấn tượng hơn và tạo cho người khác có cái nhìn tốt về bạn.

Ứng xử nơi công cộng cũng có sự khác biệt và bạn cần học hỏi khi di trú Mỹ.

Trong khi người Việt thích sự náo nhiệt nên thường vô tâm trong việc ứng xử nơi công cộng. Thì ngược lại người Mỹ không thích việc gây ồn ào ở những nơi không riêng tư. Đặc biệt là những nơi mang tính trang nghiêm như bảo tàng, đài tưởng niệm hay giáo đường…Còn những nơi như nhà hàng, quán ăn họ vẫn luôn tuân thủ việc “ăn nhẹ nói khẽ”. Chỉ khi cần gọi nhân viên phục vụ họ vẫn thể hiện sự tinh tế và lịch sự. Người Mỹ sử dụng những cử chỉ hoặc ánh mắt để tránh làm phiền những người xung quanh.

Ngoài ra, để hòa nhập một cách rõ hơn, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Xem thêm: Di trú Mỹ và những điều cần tránh khi hòa nhập cộng đồng

NVS – Đầu tư di trú Mỹ

Bài viết liên quan
Gọi ngay
Facebook Messenger
Đánh giá hồ sơ trực tuyến
Đăng ký tư vấn